Răng thưa ở trẻ em là tình trạng hay mắc phải và nhận được nhiều sự quan tâm từ các bậc cha mẹ. Vậy liệu trình trạng răng sữa thưa ở trẻ có ảnh hưởng gì tới sự phát triển toàn diện của trẻ sau này không và có cần can thiệp sớm hay không? niềng răng không mắc cài giá bao nhiêu? Mời bạn tham khảo những thông tin giải đáp chi tiết trong bài viết ngay sau đây.

Răng sữa bị thưa niềng răng được không?
Răng sữa bị thưa niềng răng được không?
Đặc điểm của răng sữa bị thưa

Răng sữa bị thưa là tình trạng phổ biến ở hơn 90% trẻ nhỏ, đây là những chiếc răng mọc từ 6 tháng tuổi đến 33 tháng tuổi. Chúng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian này để giúp trẻ ăn nhai ban đầu. Sau đó sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Răng sữa có đặc điểm chúng là có ít men răng nên mô răng rất mỏng, bề ngang của răng nhỏ nên răng bé mọc thưa là điều dễ hiểu. Độ lớn của răng hàm dưới nhỏ hơn so với hàm trên nên trẻ mọc răng sữa thưa ở hàm dưới nhiều hơn hàm trên.

Răng sữa bị thưa niềng răng được không?

Răng sữa bị thưa ở trẻ là điều bình thường, hầu như trẻ nào cũng gặp phải. Những chiếc răng này không tồn tại lâu nên dù có mọc thưa cũng không cần phải điều chỉnh. Khi bé bước sang giải đoạn mọc răng vĩnh viễn, chúng sẽ thay thế dần cho những chiếc răng sữa. Vì vậy, răng sữa mọc thưa chỉ tồn tại khoảng 5 năm nên nếu tác động chỉnh răng sát khít vào nhau thì chúng sau này vẫn rụng đi. 

Bên cạnh đó, từ khi bé 6 tháng tuổi đến 6 tuổi, khuôn mặt sẽ có những thay đổi mạnh mẽ, trong đó có cả xương hàm. Khung hàm sẽ không ngừng phát triển, to và rộng ra, nếu chỉnh răng sữa thì với tốc độ phát triển của trẻ, chỉ một thời gian ngắn răng cũng sẽ mọc thưa trở lại. Chưa nói đến việc trẻ còn quá nhỏ để chịu lực siết của mắc cài niềng răng hay việc vệ sinh răng miệng trong khi niềng răng. 

Khi răng vĩnh viễn mọc, răng sữa bị thưa sẽ được khắc phục. Răng vĩnh viễn có men răng dày, cứng chắc nên mô răng lớn, độ rộng của răng cửa cũng lớn hơn nhiều so với răng sữa. Với kích cỡ đó, răng vĩnh viễn sẽ không chỉ lấp đầy được khoảng thưa của răng sữa mà còn đủ để lấp đầy cả khung hàm ngày càng to và rộng ra của trẻ. Răng sẽ tự mọc sát khít, đều đẹp với nhau hơn.

Trong giai đoạn trẻ mọc răng sữa, cha mẹ chỉ cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu mọc răng như sốt, quấy khóc, thích gặm cắn đồ vật,…tốt nhất nên theo dõi tình trạng kỹ lưỡng, có thể mang trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi tiến trình mọc răng sữa. Điều này giúp ích rất lớn đến quá trình thay răng vĩnh viễn sau này. 

Răng sữa bị thưa là tình trạng không hiếm gặp, vì vậy cha mẹ nên bình tĩnh và không cần phải lo lắng. Hãy để răng sữa mọc hoàn chỉnh và theo dõi, điều chỉnh ở giai đoạn mọc răng vĩnh viễn.

Bài viết được trích nguồn tại: https://cayghepimplantdangluu.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top