Niềng răng trẻ em là một trong những dịch vụ được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Theo lời khuyên của các chuyên gia chỉnh nha, việc niềng răng áp dụng sớm cho trẻ là điều vô cùng cần thiết bởi ở trẻ xương hàm còn khả năng phát triển, răng hàm di chuyển dễ dàng hơn. Hơn nữa, một hàm răng đều đặn, thẳng hàng giúp bé sở hữu khớp cắn chuẩn cùng nụ cười tự tin hơn khi trưởng thành.

Tại nha khoa, quá trình niềng răng trả góp cho bé được tiến hành theo quy trình chuẩn. Mọi thao tác diễn ra trong điều kiện vô trùng khép kín, đảm bảo an toàn cho trẻ. Niềng răng có thời gian áp dụng lâu dài, qua nhiều giai đoạn và bố mẹ cần phải kiên trì đồng hành cùng trẻ.

Sớm đưa bé đến nha khoa*

Khi nào niềng răng trẻ em?

Có một độ tuổi được cho là “thời điểm vàng” để niềng răng cho trẻ, đó là từ 12 đến 16 tuổi – đây là lúc cơ thể bé đang ở độ tuổi dậy thì, xương hàm vẫn đang phát triển và cố định, dễ dàng “uốn nắn” hơn. Phương pháp chỉnh nha cố định sẽ thực hiện trong 2 năm.

Giai đoạn thay răng được xem là giai đoạn thích hợp để niềng răng chỉnh nha cho trẻ. Thực hiện trong giai đoạn này giúp trẻ có kết quả niềng răng nhanh chóng hơn, thời gian đeo niềng răng rút ngắn hơn do dễ dàng điều chỉnh tình trạng hàm đưa ra, răng móm hoặc mọc chen chúc mà không cần nhổ bỏ răng.

Đặc biệt hơn, khi răng trẻ đang mọc lệch lạc nghiêm trọng như hàm trên nhô hơn hàm dưới, hàm trên hẹp, hàm dưới lệch qua phải hay trái gây méo mặt, hàm dưới nhô hơn hàm trên, cười hở nướu nhiều... thì càng nên đến phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt để nha sĩ đánh giá tình trạng và lên phương án điều trị thích hợp.

Niềng răng giúp bé có nụ cười tự tin khi trưởng thành*

Do đó, để nhận được hiệu quả tối đã trong phương pháp niềng răng, bạn nên cho con đi niềng từ năm 12 đến 16 tuổi. Vậy niềng răng một hàm có được không?

Niềng răng trẻ em đau cỡ nào?

Thực hiện niềng răng trẻ em, bác sĩ gắn các mắc cài lên răng. Sự tác động này có thể gây ra đau đớn, ê buốt răng. Do đó, niềng răng đau cỡ nào chính là điều rất nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng.

Trẻ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ việc thăm khám - đặt thun tách kẽ - đeo khâu niềng răng - gắn mắc cài - điều chỉnh lực kéo của mắc cài - đeo hàm duy trì. Cảm giác đau đớn thường không quá lớn, chỉ khiến bé hơi khó chịu và nhạy cảm đôi chút khi ăn uống.

Quá trình gắn mắc cài gây đau và ê buốt răng*

Ngoài ra, mỗi tháng sau khi gắn mắc cài, bố mẹ cần đưa bé đến nha khoa tái khám theo dõi tình trạng di răng và siết răng, trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy đau khi kéo lò xo, tăng tác dụng lực. Việc điều chỉnh lực kéo đôi khi gây ra cảm giác đau nhẹ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng lo lắng, bởi mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn hạn chế đau đớn, giúp bé nhà bạn nhanh chóng vượt qua.

Trên đây là những thông tin cần thiết về quá trình niềng răng trẻ em mà bố mẹ cần nắm rõ. Hãy sớm đưa bé đến nha khoa, thực hiện thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng cụ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định chính xác nhất về ca niềng răng, giúp trẻ có nụ cười thẩm mỹ hơn khi trưởng thành.
 
Top