Kỹ thuật cấy ghép xương hàm có đau không? Trồng răng implant là phương pháp phục hồi răng hiệu quả được nhiều người lựa chọn cho những chiếc răng đã bị mất. Ghép xương trong cấy Implant được chỉ định trong một số trường hợp mất răng. Mục đích là để bổ sung phần xương hàm đã bị tiêu biến theo thời gian, đảm bảo đáp ứng điều kiện để trồng răng Implant thành công.

Khi nào cần ghép xương hàm để cấy implant?

Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng giả tiên tiến nhất trong y khoa hiện đại, giúp phục hình răng hiệu quả cho hầu hết các trường hợp mất răng.

Khi cấy Implant, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật đặt các trụ Implant (chân răng nhân tạo) vào xương hàm để thay thế cho chân răng cũ đã mất. Và ghép xương hàm là một kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến trong nha khoa, nó được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Khi mất răng, vùng xương phía dưới bị tiêu theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang.

- Những vùng xương hàm bị tiêu do mất răng trong thời gian dài, đặc biệt là khi đeo hàm giả tháo lắp.

- Phần xương còn lại không đủ để thực hiện cấy ghép Implant do mất răng khi bị viêm nha chu hay nhiễm trùng lớn.

Kỹ thuật cấy ghép xương hàm*

Việc cấy ghép xương hàm là điều cần thiết để có thể cấy ghép Implant thành công trong điều kiện xương hàm đã bị mỏng hoặc bị tiêu, một số trường hợp còn được chỉ định nâng xoang ghép xương. Hiện nay, có 2 loại ghép xương phổ biến đó là ghép xương hàm nhân tạo và tự thân. Chọn loại xương nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng hiện tại của bạn cũng như khả năng tài chính của mỗi khách hàng.

Kỹ thuật cấy ghép xương hàm có đau không?

Nghe đến kỹ thuật cấy ghép xương hàm chắc hẳn mọi người đều sẽ lo lắng tình trạng đau nhức khi phẫu thuật ghép xương trong cấy Implant. Thực tế, quá trình cấy ghép xương sẽ không quá đau nhức như nhiều người vẫn tưởng mà sẽ được đảm bảo các yếu tố an toàn, giảm đau cho người bệnh.

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vị trí ghép xương nên những cơn đau sẽ được kiểm soát. Kết hợp với thao tác chuyên nghiệp, máy móc hiện đại sẽ giúp quá trình ghép xương diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng, hạn chế xâm lấn tối đa.

Sau khi hết thuốc tê, người bệnh có thể sẽ cảm thấy ê nhức nhẹ tại vùng phẫu thuật. Nhưng đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể sau phẫu thuật và cảm giác này cũng sẽ thuyên giảm đáng kể sau vài ngày.

Bạn chỉ cần lưu ý thực hiện các biện pháp giảm đau, giảm sưng, uống thuốc và chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như vậy sẽ không cần lo lắng ghép xương trong cấy Implant có đau không.

Cấy ghép xương hàm an toàn tại nha khoa*

Những lưu ý cần biết sau khi ghép xương hàm

Kỹ thuật cấy ghép xương hàm nhân tạo và tự thân, dù là ghép loại nào thì để đảm bảo an toàn và giúp vết thương mau lành, bạn cần lưu ý:

- Ngay sau khi phẫu thuật xong, cắn gạc cầm máu ít nhất 30–60 phút, đảm bảo vô trùng cho khoang miệng, tránh các bệnh lý răng miệng bùng phát.

- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý đổi thuốc bên ngoài.

- Dùng túi chườm đá giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Sau 2–3 ngày ghép xương răng, có thể sử dụng thức ăn lỏng.

- Nên sử dụng loại gối cao hơn bình thường khi ngủ.

- Kiêng vận động trong khoảng 24–48h đầu.

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật cấy ghép xương hàm tại nha khoa. Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích giúp mọi người có thêm kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.
 
Top