Trám răng sâu không lấy tủy khi nào là điều mà nhiều bệnh nhân thắc mắc khi đến điều trị tại nha khoa Đăng Lưu. Trắm răng là giải pháp nha khoa tốt nhất để khắc phục tình trạng sâu răng có lỗ, răng nứt vỡ,…Tuy nhiên, việc trám răng không lấy tủy thì như thế nào là điều rất ít ai biết.

Trám răng điều trị răng sâu

Trước khi hiểu rõ về trám răng sâu không lấy tủy, bạn cần phải biết rõ tầm quan trọng của việc hàn trám răng sâu. Khi răng xuất hiện lỗ hổng nhỏ trên răng thì có nghĩa là răng đã có hiện tượng bị xói mòn, ảnh hưởng đến cấu trúc men răng. 

Quá trình trám răng chỉ được tiến hành sau khi đã loại bỏ phần ngà răng bị nhiễm khuẩn. Bề mặt răng sâu được làm sạch hoàn toàn bằng dung dịch chuyên dụng axit etchan.

Dưới tác động của những tia sáng sẽ giúp dung dịch lỏng được đông dần, thường thì Halogen sẽ giúp phần ngà răng thật giúp khả năng kết dính được chắc chắn hơn. Vật liệu hàn trám được tạo hình tương đối chuẩn so với khớp cắn.

Các trường hợp trám răng sâu không lấy tủy-1
Răng sâu không điều trị gây đau nhức

>>>Xem thêm: cấy ghép răng implant uy tín

Trường hợp nào trám răng sâu không cần lấy tủy?

Những bệnh nhân có răng sâu bị viêm tủy cần phải điều trị nội nha, phần tủy răng sẽ được làm sạch hoàn toàn cũng như việc lấy tủy răng. Vì vậy, nhiều người cho răng trám răng cần phải lấy tủy. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy, việc lấy tủy răng hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sâu răng như thế nào.

Nếu sâu răng nặng, xuất hiện các cơn đau buốt thường xuyên, buốt tới tận óc thì lúc này tủy đã bị viêm, cần phải điều trị lấy tủy răng nhanh chóng. Còn đối với trường hợp răng sâu nhẹ, lỗ sâu nhỏ và chưa ảnh hưởng đến tủy răng thì việc trám răng sâu không lấy tủy là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

Tủy là nguồn sống, cung cấp chất dinh dưỡng cho toàn bộ răng để răng hoạt động tốt, nếu không có tủy, răng sẽ yếu đi dù thực hiện các biện pháp bọc sứ hay trám răng. Điều trị sâu răng chỉ tiến hành lấy tủy nếu răng bị sâu quá nặng, lỗ sâu lớn lây lan đến tủy răng.

Để bạn có thể nhận biết được răng đã ăn sâu đến tủy hay chưa, chúng tôi sẽ đưa ra một vài biểu hiện dễ nhận thấy cho bạn:

- Răng bị đau âm ỉ, đau nhức kéo dài

- Những cơn đau nhức thường xuất hiện đột ngột vào buổi đêm có khả năng bạn đã mắc viêm tủy răng.

- Nặng hơn một chút răng có thể xuất hiện mủ xung quanh khu vực chân răng. Mặc dù những mụn mủ này không gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ tuy nhiên đây chính là nguyên nhân gây hôi miệng. Bởi vậy cần có phương án khắc phục để loại bỏ phần mụn mủ này.

- Răng để lộ phần tủy răng cũng như viêm nhiễm chứng tỏ đây là giai đoạn báo động sẽ phải tiến hành điều trị tủy nhanh chóng.

Vì vậy, để biết rõ trám răng sâu không lấy tủy khi nào cũng như lấy tủy răng khi nào, bạn hãy đến ngay nha khoa uy tín để bác sĩ khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Các trường hợp trám răng sâu không lấy tủy-2
Trám răng sâu không lấy tủy bằng almagan
Trám răng sâu không lấy tủy có hiệu quả không?

Trước khi trám răng sâu, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng sâu răng cho người bệnh, tiến hành chụp X-Quang để xác định chính xác các mô răng bị sâu, xem sâu răng có ăn sâu vào phần tủy hay không, từ đó đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Khi trám, bác sĩ sẽ nạo vết sâu, vệ sinh răng miệng sau đó dùng vật liệu trám trám bít lỗ sâu. Chính vì vậy, trám răng sâu không lấy tủy thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng, chỉ mất khoảng 20 phút. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại kiến thức nha khoa bổ ích cho bạn.

Ngavvt
 
Top