Bọc răng sứ là phương pháp mới trong nha khoa chỉnh hình, được sử dụng nhằm đem lại hiệu quả cao về chức năng cũng như thẩm mỹ răng. Nhiều khách hàng sử dụng răng sứ đều công nhận những ưu điểm của nó, tuy nhiên vẫn có những thắc mắc được đặt ra. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc khi làm răng sứ này.


Làm răng sứ có cần phải lấy tủy răng?
Câu trả lời cho vấn đề này là không nhất thiết. Bảo vệ tủy răng là trách nhiệm của nha sĩ và bọc mão răng là nhằm bảo vệ che chở cho tủy răng cho nên khi làm răng sứ nha sĩ sẽ hạn chế đến mức tối đa việc lấy tủy răng. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp việc lấy tủy là bắt buộc như: răng nằm lệch ra khỏi cung hàm, cần điều chỉnh lại trục của thân răng, buổng tủy quá rộng, việc phục hình răng cần đến phục hình lại cả khớp cắn.

Làm răng sứ có cần lấy tủy không?
Làm răng sứ có cần lấy tủy

Những rủi ro nào có thể xảy ra khi làm răng sứ?
Do sai sót của nha sĩ trong quá trình thực hiện mà làm răng sứ có thể gặp những rủi ro sau: tủy răng không được xử lý tốt trước khi làm răng sứ khiến bệnh nhân bị ê buốt, có khi làm rò mủ ở vùng xương hàm. Có bệnh nhân làm răng sứ xong khi nhai bị vướng, cộm, đau khớp thái dương hàm do nha sĩ điều chỉnh khớp cắn không tốt. Bệnh nha chu không được giải quyết dứt điểm trước khi phục hình răng sứ khiến bệnh tiếp tục phát triển dẫn đến hai trụ cầu răng bị lung lay. Về lâu dài, bệnh nhân có thể mất thêm hai chiếc răng thật hai bên. Không ít trường hợp bị tình trạng mão sứ không khít sát với cùi răng đã mài để ôm vừa đúng đường viền nướu, hoặc dưới đường viền nướu nên không đạt yêu cầu thẩm mỹ, dễ bị sâu răng tái phát, hoặc gây hôi miệng do thức ăn bám đọng vào những khe giữa đường cổ răng của mão sứ với đường cổ răng thật của bệnh nhân. Một tai biến khác mà bệnh nhân gặp phải là nướu bị tuột, co rút làm đường viền nướu bị hở ra, hoặc bị đen đường viền nướu.

Làm răng sứ có nguy hiểm cho người bị tim mạch, huyết áp, đái tháo đường?
Chất liệu sứ vô hại trong môi trường miệng của bệnh nhân nên những đối tượng có các bệnh lý nói trên đều có thể làm răng sứ. Bác sĩ có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc tê một cách cẩn trọng cho một số người bị bệnh tim hay hồi hộp để tránh cơn đau lúc mài răng ảnh hưởng đến tim mạch. Chỉ những người bị bệnh máu chảy lâu đông là tương đối rủi ro khi làm răng sứ vì khi bác sĩ mài răng có thể bị chạm vào nướu răng làm chảy máu kéo dài. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm.

Thời gian làm răng sứ là bao lâu?
Thời gian làm răng sứ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, số lượng răng, vị trí răng cần phục hình cũng như chủng loại sứ mà bạn lựa chọn. Có thể dự đoán thời gian làm răng sứ tương đối chính xác như sau: Điều trị tủy răng – lấy gân máu mất 3 ngày; làm răng sứ các loại: (mão, cầu răng,…) mất 2 – 3 ngày cho từ 1 – 4 răng, từ 5 răng trở lên mất 3 – 5 ngày; phục hình răng nhiễm Tetracycline: làm một hàm mất 3 – 5 ngày, làm hai hàm mất 5 – 8 ngày. Phục hình răng sứ trên implant tùy trường hợp sẽ cộng thêm từ 1 – 3 ngày so với các ca điều trị thông thường.

Răng sứ sử dụng được trong bao lâu?
Kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những chiếc răng sứ thẩm mỹ và tự nhiên nhất, không có sự khác biệt với răng tự nhiên và tất nhiên là đẹp hơn, thẩm mỹ hơn. Ngoài ra còn tốt về độ bền và khả năng chịu lực khi nhai. Nhờ chất lượng tốt mà tuổi thọ của 1 răng thông thường là trên 7 năm, cũng không thiếu những chiếc răng có độ tuổi tới 15 năm.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top