Hiện nay, răng giả đang được sử dụng rất phổ biến để thay thế cho những chiếc răng thật không may bị khiếm khuyết. Trong phục hình răng giả thông thường được giới chuyên môn chia thành hai loại: phục hình cố định và phục hình tháo lắp. Trong đó, phục hình tháo lắp loại sử dụng các răng giả có thể tháo ra và lắp vào bất cứ khi nào. Vậy bạn đã biết những điều cần biết về phục hình tháo lắp? Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản nhất về loại hình tiện lợi này.
---Xem thêm: cấy ghép răng implant giá bao nhiêu
Phục hình tháo lắp là gì?
Nhìn chung, phục hình tháo lắp có hai loại: tháo lắp bán phần và tháo lắp toàn phần.
Tháo lắp bán phần (bàn hàm) là phục hình sử dụng các loại răng giả để thay thế một hay một số răng bị mất, lấp các khoảng mất răng giúp đảm bảo khả năng ăn nhai và ngăn ngừa các răng lân cận bị xô lệch.
Tháo lắp toàn phần (toàn hàm) là phục hình sử dụng trong trường hợp các răng thật đều không thể tiếp tục duy trì sử dụng được nữa.
Các loại hàm giả được sử dụng phổ biến trong tháo lắp
– Hàm tháo lắp nhựa với răng có thể làm bằng sứ hoặc nhựa: Với loại hàm này, nha sĩ sẽ chọn lựa bộ răng đã được đúc sẵn theo đúng kích cỡ răng bị mất của bệnh nhân và xếp vào vị trí. Quy trình thực hiện hàm tháo lắp nhựa khá đơn giản, ít cần phải sử dụng nhiều đến máy móc thiết bị nên giá cả phải chăng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của loại hàm này là phát sinh mùi hôi sau thời gian dài và có thể gây đau nướu nếu ăn nhai nhiều.
Hàm nhựa
– Hàm khung: Loại hàm này cơ bản cũng tương tự như hàm nhựa chỉ khác là nền hàm làm bằng khung kim loại. Vật liệu dùng làm khung có thể là Ni-cr hoặc Titan. Khi thực hiện loại hàm này, nha sĩ sẽ gắn răng nhựa hoặc răng sứ lên hàm khung và lắp vào cho bệnh nhân. Vì có khung bằng kim loại nên loại hàm này chắc chắn và nhẹ nhàng hơn loại hàm nhựa.
– Hàm khung liên kết Attachment: Đây là một loại hàm khung kết hợp với những liên kết làm hàm ổn định hơn. Cũng chính vì vậy mà loại hàm này có quy trình thực hiện phức tạp hơn hai loại trước. Thông thường, nha sĩ sẽ tiến hành gắn loại hàm này theo kiểu bản lề với một phục hình cố định. Do đó, giá trình của nó tất nhiên phải cao hơn.
– Hàm tháo lắp nhựa mềm (Biosoft): Về bản chất, loại hàm này có cấu trúc và quy trình thực hiện tương tự như hàm nhựa nhưng yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn. Vật liệu và công cụ thực hiện phải nhập từ nước ngoài đẩy giá thành của loại hàm này lên cao hơn. Ưu điểm là cảm giác khi ăn nhai êm ái hơn so với hàm nhựa. Vì bản chất tương tự hàm nhựa nên loại hàm này cũng mang những khuyết điểm của hàm nhựa đã nêu ở trên.
– Hàm tháo lắp kết hợp với mini Implant: loại hàm này có liên kết giữa hàm giả với xương hàm tốt hơn nhờ các nối động Abutment. Khả năng ăn nhai của loại hàm này chắc chắn hơn hẳn các loại hàm tháo lắp khác.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
TG: NH