Răng sữa của trẻ khi đến độ tuổi thay răng sẽ phải nhổ. Vậy nhổ răng sữa khi nào là phù hợp và đúng với yêu cầu để đảm bảo an toàn.

Nên nhổ răng sữa khi nào cho trẻ?

Những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ xuất hiện khi trẻ khoảng 5-6 tháng. Mặc dù là răng sữa nhưng nó có vai trò rất quan trọng với trẻ trong việc ăn uống và phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời. Chính vì vậy, việc nhổ răng sữa của trẻ không những ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai, giao tiếp mà còn ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

Sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng nếu trẻ tới tuổi thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn diễn ra theo đúng quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp răng sữa khi trẻ chưa tới giai đoạn thay răng hoặc đã tới lúc thay răng nhưng cần có sự tác động từ bên ngoài và nhổ răng sữa là việc làm cần thiết. Vậy, nhổ răng sữa khi nào là nên và cần làm?

Răng sữa đến tuổi cần thực hiện nhỏ bỏ

– Trẻ đã đến tuổi thay răng: Thông thường khi răng vĩnh viễn mọc, chân răng sữa sẽ tiêu dần và dẫn tới tự rụng. Tuy nhiên, mặc dù răng sữa đã lung lay nhiều nhưng không tự rụng đi, hoặc răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu nhú mọc và có tình trạng mọc lệch, không đúng hướng, thì nhổ răng sữa là việc cần làm để tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn phát triển và mọc đúng hướng.

– Trẻ chưa đến tuổi thay răng, hoặc răng chưa tới thời điểm nhưng có những dấu hiệu sau đây cần phải nhổ:

+ Răng sữa bị đau nhiều lần, viêm nhiễm tái phát, sâu răng bị tổn thương nhưng không thể giữ lại được thì nên nhổ đã tránh gây viêm nhiễm cho các răng khỏe mạnh khác.

+ Răng bị nhiễm trùng ở chân răng hoặc kẽ răng

+ Răng có tủy bị viêm nhiễm nặng, không thể điều trị bằng các phương pháp khác để giữ răng cho bé thì cũng nên nhổ bỏ, tránh trường hợp tủy viêm nhiễm gây áp xe xương ổ răng, ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn bên dưới.

+ Răng bị nhiễm cenmet cấp hoặc bị viêm chóp răng khiến cấu trúc răng bị tổn thương, mối liên kết giữa nướu và răng không còn. Nếu cố giữ răng sữa sẽ có nguy cơ gây viêm nhiễm xương ổ răng.

Nếu trẻ có răng sữa lung lay hoặc răng có những dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn nên đưa trẻ tới cơ sơ nha khoa để được các bác sỹ kiểm tra chính xác tình trạng răng. Tùy vào từng trường hợp và tình trạng của răng, bác sỹ sẽ chỉ định nhổ răng sữa khi nào cho trẻ là tốt nhất.

Cách giúp trẻ hết lo lắng việc nhổ răng sữa khi nào

Trẻ thường có tâm lý sợ hãi và lo lắng khi răng bị lung lay và nhất là phải tới bác sỹ để nhổ răng. Chính vì vậy, cha mẹ quan tâm và giúp bé giảm bớt lo lắng cũng như sợ hãi về việc thay răng sữa và nhổ răng.
Cho trẻ đi khám nha khoa để xác định thời gian nhổ bỏ phù hợp

Với răng sữa có thể tự rụng và mọc răng vĩnh viễn bình thường, cha mẹ không cần phải tác động nhiều. Khi đó cha mẹ chỉ cần hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng tại nhà, tại vị trí răng sắp thay thì thao tác nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương viêm nhiễm.

Trong trường hợp răng sữa có những dấu hiệu bất thường như viêm nhiễm, sưng đau, sâu răng… Cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở nha khoa để được các bác sỹ tiến hành chụp phim để xác định nhổ răng sữa khi nào cho trẻ thì tốt nhất. Tránh trường hợp tự ý nhổ răng tại nhà sẽ gây nên tình trạng chảy máu quá nhiều, viêm nhiễm, hoặc nhổ răng quá sớm sẽ ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn. Tốt nhất, cha mẹ nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, với đội ngũ bác sỹ chuyên môn giỏi để thực hiện điều trị cho bé.

Cha mẹ có thể đưa trẻ tới trung tâm nha khoa để được thăm khám và kiểm tra tình trạng răng của trẻ và được tư vấn về cấy ghép răng Implant là gì. Tại đây, các bác sỹ không những có chuyên môn giỏi mà còn được đào tạo về tâm lý để có những phương pháp giúp trẻ thoải mái, không lo sợ khi nhổ răng.
 
Top